Phương pháp Kaifuku 

Upload Image...
Nguồn gốc của phương pháp
  • Phương pháp y học cổ truyền “Kaifuku” là một liệu pháp tác động cơ sử dụng đôi bàn tay tới từ quần đảo trường thọ Okinawa, Nhật Bản được phát triển qua nhiều thế kỷ dựa trên quá trình chữa bệnh của các nhà sư và thầy thuốc. Kaifuku là một liệu pháp không sử dụng thuốc, có hiệu lực sâu, với mục đích gây tổn thương một cách chủ động các vùng cơ mất cân bằng,từ đó kích hoạt sự hồi phục nội sinh của cơ thể, mang lại sự cân bằng và khỏe mạnh cho hệ thống cơ xương khớp.
  • Kaifuku mang lại hiệu quả giảm đau, tăng cường tuần hoàn máu, giảm căng thẳng, tăng cường hệ thống miễn dịch và giúp cơ thể tự phục hồi.
  • Bản chất vật lý của phương pháp kaifuku là dùng đôi bàn tay tác động trực tiếp vào vùng cơ có biểu hiện mất cân bằng co cứng tại mặt ít được vận động hoặc gốc gần điểm bám (vùng cơ sát với gân bám vào xương) của các nhóm cơ đó. Những vùng cơ mất cân bằng này (co cứng, mật độ cơ tập trung cao) khi tác động tới sẽ có cảm giác đau buốt, bỏng rát (sau đây gọi là những cảm giác dị cảm).
  •  Thế nào là những vùng cơ bị mất cân bằng: khởi đầu từ những hoạt động ưu thế của bên thuận, khối lượng và kích thước cũng như sức mạnh của các cơ bên thuận sẽ vượt trội hơn so với bên không thuận, vì vậy thường các vấn đề bất ổn về hệ thống cơ xương khớp sẽ xảy ra ở bên thuận nhiều hơn, một số trường hợp bị đau ở bên không thuận thì thường là hệ quả bị ảnh hưởng bởi việc mất cân bằng ở bên thuận (do quá tải thời gian dài, gánh đỡ cho bên bị tổn thương). Mật độ cơ bình thường giữa hai bên là đồng đều, khi một vùng cơ hoạt động ưu thế thì sẽ xảy ra hiện tượng thay đổi về mật độ cơ (tăng lên), việc lặp đi lặp lại một hành động liên tục hàng ngày (thói quen sinh hoạt, vận động thể dục thể thao) sẽ xảy ra hiện tượng một số nhóm cơ hoạt động nhiều hơn các nhóm cơ khác dẫn đến sự quá tải. Sự quá tải là nguồn gốc của của các bất ổn liên quan đến hệ cơ xương khớp (không bao gồm bệnh lý khớp viêm).
  • Kaifuku tác động vào nhóm cơ tại vị trí dị cảm của nhóm cơ đó với một lực vừa đủ trong một khoảng thời gian nhất định (vị trí dị cảm thường sẽ có cảm giác đau khác với các vị trí khác, nên thời gian tác động sẽ phụ thuộc vào từng vị trí và cá thể) nhằm mục đích khiến vùng tác động đó có biểu hiện sưng nhẹ.
  • Việc sưng nhẹ có ý nghĩa như thế nào: đây là điểm đặc biệt và mấu chốt khoa học của phương pháp Kaifuku. Như đã biết, tất cả các chấn thương do va đập, hay sau phẫu thuật biểu hiện của các vùng cơ là sẽ bị sưng lên và theo thời gian những vùng đó sẽ tự hồi phục (hoàn toàn hoặc gần như hoàn toàn). Kaifuku dựa vào yếu tố đó để tạo nên các vùng sưng chủ động, kích thích được quá trình hồi phục tự nhiên của cơ thể một cách hoàn toàn và triệt để.
  • Sau khoảng thời gian tác động trực tiếp, các vùng cơ cần được dừng tác động và để yên nghỉ ngơi tuyệt đối: đây là khoảng thời gian quan trọng nhất của 1 đợt điều trị. Trong quãng nghỉ này, các vị trí tác động bị sưng sẽ bớt sưng dần và thường không còn đau (hồi phục hoàn toàn) khi chạm vào sau khoảng 5-7 ngày, và cần nghỉ thêm một khoảng thời gian để cơ thể đi vào hoạt động ổn định.
  • Các vị trị cơ được áp dụng phương pháp Kaifuku sau một đợt điều trị, cảm giác dị cảm sẽ thay đổi (giảm đi so với các vùng cơ làm tiêu chuẩn so sánh trước đó), căn cứ vào tình trạng của từng vùng để đưa ra các phương án điều trị thích hợp phía sau.
  • Sau mỗi một đợt,lực áp dụng vào các vị trí sẽ tăng dần và các nhóm cơ có vị trí co cứng dị cảm sẽ thu nhỏ lại vì thế nên việc đạt được mức độ hoàn hảo của cơ phụ thuộc rất lớn vào tay nghề của bác sĩ điều trị.
  • Phương pháp kaifuku tác động lấy sự thay đổi chất lượng phần cơ trong hệ thống cơ xương khớp làm trọng tâm.
  • Tại sao lại lấy phần thay đổi cơ làm gốc: cơ là thành phần linh động, uyển chuyển, là thành phần thay đổi sớm nhất, rõ ràng nhất của một cơ thể trí và tính chất các khớp (cụ thể là bề mặt sụn khớp), vậy có thay đổi về cơ thì mới thay đổi về vị trí khớp.
  • Vậy tại sao không sử dụng nguyên lý điều chỉnh vị trí các khớp xương như các phương pháp nắn chỉnh khác: các vị trí xương thay đổi là do hoạt động ưu thế, thường xuyên của cơ, khi xảy ra các hoạt động ưu thế dẫn tới sự mất cân bằng cơ giữa hai bên trái và phải, trước và sau, điều đó dẫn đến sự thay đổi về vị trí các đốt sống cũng như các vị trí xương khác, lâu dần thành thay đổi bề mặt sụn khớp. Nắn chỉnh khớp xương không giúp thay đổi tính chất của cơ, vậy nên gốc rễ sự thay đổi vẫn chưa được giải quyết triệt để, dẫn đến sự tái phát lại thường thấy của các bệnh lý cơ xương khớp (không phải bệnh lý khớp viêm).
  • Phương pháp tác động cột sống: ngay từ tên gọi đã thể hiện trọng tâm của phương pháp đối tượng tác động giải quyết bệnh tật chủ yếu dựa vào sự thay đổi của cột sống vô hình chung giới hạn phạm vi của những bệnh lý cơ xương khớp không liên quan tới cột sống.
  • Xoa bóp bấm huyệt truyền thống: xoa bóp nhằm thư giãn cơ, bấm vào vị trí các huyệt theo kinh lạc giảm đau, giảm căng cứng. Ngay từ những mô tả, cũng như những vị trí tác động đã chưa rõ ràng, chưa dựa trên nền tảng khoa học hiện đại để giải thích cụ thể những hành động tác động vào cơ và huyệt.
  • Hầu hết các cơ sở khám chữa bệnh lý cơ xương khớp có các biện pháp không dùng thuốc, không xâm lấn là sử dụng 3 phương pháp kể trên: chiropratic, xoa bóp bấm huyệt truyền thống, một số cơ sở áp dụng tác động cột sống.