VẸO CỘT SỐNG

  1. VẸO CỘT SỐNG LÀ GÌ?

Vẹo cột sống là một dị tật khá phổ biến ở cột sống và mức độ nguy hiểm cao vì có thể để lại nhiều biến chứng gây ảnh hưởng đến các cơ quan xung quanh.

Ở người bình thường, cột sống chạy thẳng từ trên xuống ở đường giữa của lưng. Vẹo cột sống là tình trạng cột sống bị cong bất thường (sang phải hoặc trái) so với trục xương sống. Đó cũng là bệnh lý về cột sống phổ biến nhất ở trẻ nhỏ và vị thành niên, độ tuổi thường gặp từ 10-15. Trong đó, tỉ lệ mắc bệnh và mức độ vẹo cột sống ở các bé gái cao hơn bé trai.

  1. NGUYÊN NHÂN GÂY VẸO CỘT SỐNG:

Nguyên nhân hàng đầu gây ra chứng cong vẹo cột sống là nguyên nhân tự phát ở tuổi vị thành niên (chiếm đến 85% các ca mắc bệnh). Đa số các bé trong độ tuổi đến trường đều có nguy cơ bị vẹo cột sống do phải mang cặp sách nặng làm vai bị lệch, bàn ghế ngồi học không đạt tiêu chuẩn tạo ra tư thế học tập sai. Các nguyên nhân khác bao gồm:

  • Di truyền: Một số bệnh nhi bị cong vẹo, lệch cột sống từ lúc bẩm sinh.
  • Các yếu tố tác động khi người mẹ mang thai hoặc sự phát triển của thai nhi diễn ra quá nhanh, không thích ứng kịp với cơ thể của mẹ cũng là nguyên nhân khiến cột sống của trẻ bị chèn ép, cong vẹo.
  • Các bệnh lý cơ, thần kinh, suy dinh dưỡng khiến cột sống phát triển bất thường.
  • Bàn chân bẹt: Khoảng 30% trẻ em châu Á mắc phải tật bàn chân bẹt, tức là tình trạng bàn chân không có vòm hay lõm, khiến chân bị xoay đổ vào trong. Bàn chân bẹt có thể khiến xương ở cẳng chân của trẻ bị xoay khi đi lại, chạy nhảy, khiến các khớp đầu gối cũng xoay lệch dẫn đến đau, viêm, thậm chí thoái hóa khớp gối. Nghiêm trọng hơn, sự lệch trục này còn dẫn đến chứng vẹo cột sống. Nếu không được can thiệp, chữa trị kịp thời sẽ gây nên những rắc rối trong sinh hoạt hằng ngày của trẻ.
  • Nhiều trường hợp trẻ em bị chứng vẹo cột sống xuất phát do người lớn cho trẻ tập đứng, tập đi quá sớm.
  1. TRIỆU CHỨNG BỆNH VẸO CỘT SỐNG:

Khi bị vẹo cột sống, người bệnh sẽ có các dấu hiệu bất thường như sau:

  • Gai đốt sống không thẳng hàng.
  • Dốc hai vai không đều nhau, bên thấp bên cao.
  • Phần xương bả vai nhô ra bất thường.
  • Khoảng cách từ 2 mỏm xương đến bả vai không bằng nhau.
  • Tam giác eo tạo ra giữa thân và cánh tay có độ hẹp, rộng không giống nhau.
  • Khi cột sống bị xoáy vặn khiến xương sườn lồi lên, thăn lưng mất cân đối.
  • Nếu bị gù thì quan sát thấy lưng tròn, vai thấp, bụng nhô, đầu ngả ra phía trước. Nếu bị ưỡn phần trên của thân hơi ngả về phía sau, bụng xệ xuống.

Khi tình trạng cong vẹo cột sống trở nên nghiêm trọng, người bệnh có thể gặp các triệu chứng khác kèm theo như:

  • Đau lưng.
  • Không có khả năng đứng thẳng.
  • Chân bị đau, tê hoặc yếu.
  • Rối loạn chức năng ruột hoặc bàng quang.
  1. PHÒNG NGỪA BỆNH VẸO CỘT SỐNG:

Để phòng ngừa vẹo cột sống ngay từ lúc còn trẻ, cần thực hiện những thói quen sau trong cuộc sống:

  • Ngồi học ngay ngắn, đúng tư thể: Ngồi thẳng lưng, hai bàn chân đặt xuống sàn, hai khuỷu tay đặt thoải mái trên mặt bàn, không rụt cổ, không để vở chéo 25 độ khi viết.
  • Bàn ghế học tập phải phù hợp với chiều cao.
  • Không cho trẻ mang cặp quá nặng.
  1. KAIFU ĐIỀU TRỊ VẸO CỘT SỐNG THẾ NÀO?
  • Tại Kaifu, chúng tôi sử dụng phương pháp tác động cơ kaifuku để làm mềm cơ, giúp các cơ bị co cứng gây lệch vẹo cột sống trở về trạng thái cân bằng, từ đó giúp cho cơ thể trở lại cân đối.
  • Kaifu đặc biệt lưu ý tới vấn đề điều trị gù vẹo cột sống cho trẻ em trước khi bước vào giai đoạn dậy thì, bởi vì dậy thì là giai đoạn quan trọng nhất để định hình lên kết cấu khung xương của cơ thể.
  • Bố mẹ hãy đặc biệt để ý tới cột sống của con trẻ của mình trong giai đoạn trước 13 tuổi
  • Trang chủ
  • Phone
  • Mail
  • Zalo